Du lịch Sa Pa mùa đông – Thưởng thức lẩu cá hồi

Không chỉ nổi tiếng với  cảnh sắc đẹp, đặc trưng của vùng cao Tây Bắc, SaPa còn được biết đến là một địa điểm du lịch lý tưởng với rất nhiều món ăn ngon. Cùng Khát Vọng Việt du lịch SaPa 2 ngày 3 đêm để thưởng thức món lẩu cá hồi thơm ngon những ngày đông lạnh nào.

Cá hồi không phải cái tên quen thuộc với người dân Việt Nam bởi nó thường sinh sống tại các bờ biển Bắc Âu và châu Mỹ. Việc người dân Sapa có thể nuôi cá hồi khiến rất nhiều người ngạc nhiên bởi nó sống trong môi trường nước động, nhiệt độ thấp và thường tự chết sau khi ngược dòng để đẻ trứng. Loại cá được nuôi tại khu du lịch Sapa chủ yếu là cá hồi vân, hay còn gọi là cá hồi ráng. Nếu muốn trực tiếp tham quan cảnh nuôi cá hồi, du khách nên chọn khu Thác Bạc.

Lẩu cá hồi sapa lào cai
Lẩu cá hồi sapa lào cai

Bấm vào link này https://dulichsapalaocai.net/am-thuc-sapa/ để tham khảo những đặc sản nổi tiếng của du lịch Sapa.

Do có sự chênh lệch khá cao so với mực nước biển, nên Sa Pa thường mát mẻ quanh năm, mùa đông đặc biệt lạnh có khi nhiệt độ xuống dưới âm độ, do đó chất lượng cá hồi ở Sapa không thua kém so với các loại cá hồi được nhập khẩu. Từ cá hồi, người dân Sapa có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn như gỏi cá hồi, cá hồi nướng, sashimi, cá hồi nấu cari,…Đặc biệt, vào mùa đông này, đi du lịch Sapa thì lẩu cá hồi sẽ là lựa chọn hàng đầu. Cách chế biến lẩu cá hồi khá đơn giản. Nguyên liệu:  Cá hồi, cà chua, bông bí, cà rốt, su hào, măng chua, rau muống, lá giang, ngò gai, hoa chuối, bông súng, me, sả, ớt,….

Lẩu cá hồi Sa Pa
Lẩu cá hồi Sa Pa

Cách làm lẩu cá hồi Sapa Lào Cai

– Cá hồi rửa sạch, thái mỏng, để miếng to. Nếu muốn loại bỏ mùi tanh thì bạn có thể cho cá vào rượu có thêm ít gừng trong 5 – 10 phút rồi mới cho cá vào luộc sơ qua.

– Cho me vào nước ấm rồi lọc lấy nước cốt. Hành, tỏi, ớt băm nhỏ. Cà chua rửa sạch cắt múi cau.

– Cho hành, tỏi vào chảo phi dầu thơm rồi cho thêm một ít màu điều, sau đó cho cà chua và lá giang vào xào.

– Chế biến nước dùng: Lấy nước luộc cá hồi vừa đun để làm nước lèo. Cho thêm các loại rau củ khác tùy ở thích như cà rốt, su hào,..và thêm muối, bột ngọt, hạt nêm, đường, nước mắm cho vừa ăn, sau đó nấu nước sôi lên.

– Mang rau muống, rau ôm, hoa chuối, bông súng đi rửa sạch để ráo nước rồi xếp lên đĩa. Trước khi ăn, nấu lại nồi lẩu cho sôi, rồi cho rau vào.

Món này dùng chung với bún tươi là hợp nhất, rất nhẹ nhàng và dễ ăn, đặc biệt là sau những ngày Tết với nhiều giò chả, bánh chưng.

  Xem thêm: Lên Sapa ăn đặc sản cơm lam ngon mê ly.
1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá)
Loading...