Lễ hội Gầu Tào-Hà Giang

Hà Giang không chỉ nổi tiếng là nơi có những thắng cảnh đẹp như mùa hoa tam giác mạch, cánh đồng lúa chín vàng tươi, mùa hoa đào hoa mận nở trắng xóa….. hay những đặc sản ngon như thắng dền, bánh cuốn trứng… mà nơi đây còn nổi tiếng với những lễ hội độc đáo như lễ hội cấp sắc của người Dao, lễ hội cầu trăng của người Tày…Lễ hội Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Người Mông ở Hà Giang vào dịp năm mới.

Lễ hội Gầu Tào ở Hà Giang
Lễ hội Gầu Tào ở Hà Giang

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội chơi núi hay lễ hội cầu phúc truyền thống của người Mông . Gầu Tào có nghĩa là lễ cúng, trong đó sẽ tạ trời đất,thổ địa, thần linh đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu luôn luôn khỏe mạnh, con trai  chăm sóc tổ tiên dòng họ, nối dõi tông đường; cầu lộc,cầu phúc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân bản cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu…… Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau để giao lưu, vui chơi , thể hiện các điệu hát giao duyên và cùng nhau nhẩy múa, múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân ấm nồng tình người…..

Chủ đề liên quan: Du lịch Quản Bạ – Đồng Văn – Mèo Vạc 3 ngày giá rẻ

Nghi thức cúng trong lễ hội
Nghi thức cúng trong lễ hội

Lễ hội Gầu Tào là sinh hoạt tín ngưỡng gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm những nghi thức thể hiện bản sắc văn hoá của người Mông. Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần như: thủ lợn, giấy tiền, thóc, ngô, rượu, xôi, … Phần hội thường được tổ chức trên khoảng  đất đồi tương đối bằng phẳng hay trên các triền đồi, có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho việc du xuân chơi núi của đồng bào dân tộc nơi đây. Gia chủ sẽ hát những bài hát ca ngợi bản mường của mình, chúc mừng mọi người nhân dịp năm mới. Hòa lẫn trong màu xanh của núi rừng là màu áo chàm của các chàng trai và sắc màu rực rỡ sắc màu của váy áo các cô gái. Họ múa khèn, thổi khèn, mời nhau những chén rượu ngô thịnh tình và cùng nhau say trong tiếng khèn tha thiết hấp dẫn, độc đáo… Đây cũng là lúc những chàng trai, những cô gái tổ chức những trò chơi truyền thống tạo không khí vui tươi náo nhiệt và nhộn nhịp của ngày Tết vùng cao.

Xem thêm: Hoàng Su Phì  trên Hà Giang, một điểm du lịch mang vẻ đẹp hoang sơ, duyên dáng ở Hà Giang.

Các chàng trai cô gái múa khèn
Các chàng trai cô gái múa khèn

Khi cuộc vui kết thúc cũng là lúc thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, thần linh, trời đất,xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn nêu tưới khắp các hướng của đồi núi.

Tham khảo thêm: Mùa hoa cải vàng bạn có thể cảm nhận và khám phá khi du lịch Hà Giang vào những tháng cuối năm .

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (5.00/5 trong 1 đánh giá )
Loading...