Đồng bào người Mông Việt nam thường sống ở khu vực đồi núi. Cả nước khoảng còn 80 vạn người, riêng ở Sapa thì người Mông chiếm hơn 50% dân số. Địa hình sinh sống đồi núi đầy khó khăn khiến người Mông ở Sapa phóng khoáng, mạnh mẽ đầy bản lĩnh trước sự khó khăn của địa hình, thiên nhiên của họ.
Ngoài việc sản xuất nông nghiệp, người Mông cũng có thêm các nghề thủ công khác như đúc đồng, thêu hoa văn thổ cẩm, nghề trạm bạc,…Đặc biệt, hoa văn trên vải của người Mông diễn tả về thiên nhiên và thế giới đầy sống động của dân tộc này. Những tác phẩm của họ có những hoa văn mang tính thẩm mỹ riêng, nó được truyền từ đời này qua đời khác và luôn được giữ gìn tôn vinh và phát triển. Hàng năm, khách du lịch ở Sapa đến đây đã vô cùng thích thú và ấn tượng với nét đẹp văn hóa này ở Sapa.
>>> Tìm hiểu thêm tour Sapa 3 ngày 4 đêm để đến Sapa khám phá thêm về Sapa
Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về ý nghĩa cũng như cách mà người Mông sáng tạo nên các hoa văn độc đáo cũng như cách làm nên những bộ trang phục bắt mắt này.
-
Các loại hoa văn truyền thống trên trang phục của người Mông
Xem ngay:
Các hoa văn mà đồng bào người Mông thường dùng để trang trí lên quần áo hoặc các tác phẩm nghệ thuật là hình kỷ hà, dùng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, các đường thẳng song song hoặc zíc zắc…để tạo hình trên vật cần trang trí. Trang trí hoa văn trên các loại vải để làm trang phục là một điều quan trọng để phân biệt với các ngành người Mông khác nhau trên đất nước như H’Mông đen, H’Mông trắng, H’Mông hoa,…Vải sau khi đã được nhuộm thì những cô gái người Mông sẽ khéo léo thêu lên cổ tay áo, thắt lưng để tạo thành một chiếc áo hoàn chỉnh.
Người H’Mông đặc biệt rất giỏi bố cục các hình tròn, hình vuông, các đường thẳng đường cong, các hình xoắn ốc để tạo thành những họa tiết có đường nét rất sinh động. Riêng người Mông đen chủ yếu sử dụng các hoa văn to bản. Những hoa văn được thêu trên cổ áo hay những chiếc thắt lưng đều do bàn tay khéo léo của các cô gái người Mông mô tả lại các hình ảnh thường nhật yêu thích. Có 3 nhóm hoa văn đặc trưng của người Mông đen ở Tả Van Sapa: họa hình động vật xung quanh; họa hình cây cỏ, hoa lá; và họa hình công cụ lao động.
Mô tả hình động vật:
Trong khi làm việc, nếu bắt gặp một con ốc sên mà các cô gái thấy thích họ cũng có thể thêu lại hình ảnh đó trên chiếc áo của mình. Hoặc người Mông đen thường thêu hình móng lợn để thêu chăn tặng người yêu hoặc chăn đắp cho người đã mất.
Mô tả hình hoa lá, thực vật
Người H’Mông đen thêu hình hoa bí để trang trí váy, thêu khăn tay tặng người yêu hoặc tấm đắp người mất. Hình hoa bí được người dân ở đây sử dụng rất nhiều vì hoa bí là nguồn thực phẩm chủ yếu của họ, nên họ đặc biệt yêu thích và thường sử dụng những hình hoa bí bản to để thêu lên áo cổ, thắt lưng.
Hoặc sử dụng hoa hồi (một vị thuộc chữa bệnh cho người nhiệt lưỡi, đau cổ,…) thường được thêu trong vải sử dụng cho ngày cưới, chăn đắp cho người mất. hoặc thêu tặng cho người yêu; hoa văn mô tả guồng quay.
Mô tả hình công cụ lao động
Hình mô tả khung quay sợi thường được dùng để thêu lên váy, đồ lưu niệm như ví, khăn, chăn của người Mông đen,…
-
Màu sắc
Màu sắc chủ yếu của người Mông đen ở Tả Van sử dụng là màu xanh lá và màu tím. Màu sắc của người H’Mông được sử dụng khá hài hòa chủ yếu là những màu lạnh để mô tả cuộc sống xung quanh cây cỏ núi rừng của họ.
>>>Xem thêm: Tour du lịch Sapa – Lao Chải – Tả Van 2 ngày 3 đêm
-
Cách thức tạo hoa văn
Người Mông Sapa có 3 kỹ thuật cơ bản để tạo các hình hoa văn, trang trí cho trang phục. Mỗi kỹ thuật có ưu nhược điểm riêng, có những cái khó khăn nhất định nhưng dưới bàn tay khéo léo tài hoa của những cô gái Mông Sapa, kỹ thuật dù khó đến đâu cũng tạo nên những tác phẩm tuyệt vời.
Kỹ thuật dùng sáp ong:
Người Mông dùng sáp ong để trong chậu than để cho sáp chảy ra. Bút để vẽ có đầu làm từ 3 miếng đồng ghép lại và thân bút làm bằng gỗ. Những cô gái Mông sẽ dùng bút, chấm vào bát sáp ong và vẽ trực tiếp lên vải lanh. Kỹ thuật này đòi hỏi người vẽ hoa văn phải vô cùng tập trung có tính chính xác cao bởi nếu đã vẽ ra thì sẽ không sửa được nữa, vì thế người làm công việc này phải thật tinh tế, sáng tạo và có tính thẩm mĩ. Kỹ thuật công phu đòi hỏi sự tài tình này có vẻ đang bị mai một theo thời gian bởi sự phức tạp cũng như yêu cầu cao của nó.
Việc nhuộm chàm nhiều lần cũng tạo nên những sắc khác nhau cho hoa văn. Những hoa văn màu trắng được nhuộm 1 đến 2 lần, hoa văn được vẽ lên vải trắng có màu trắng ngà, hoa văn có màu xanh nhạt thì sau khi nhuộm chàm 1 lần người Mông sẽ vẽ sáp lên lớp hoa văn đó và nhuộm cho đến khi ưng ý.
Kỹ thuật dùng chỉ màu
Một kỹ thuật khác mà thường được dùng ngày nay hơn đó là kỹ thuật thêu. So với việc dùng sáp vẽ trực tiếp và nhuộm chàm kỹ thuật này không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối ngay bởi sau khi nhuộm chàm các cô gái mới bắt đầu thêu lên những hình vẽ mà mình mong muốn. Những cô gái người H’Mông thường thêu theo chữ “x” hoặc thêu lát các màu với nhau. Những hoa văn cũng do mỗi người sang tạo nên cũng vô cùng độc đáo, sáng tạo và đa dạng.
Kỹ thuật ghép vải
Người Mông còn dùng cả vải để ghép thành hình hoa văn. Ở kỹ thuật này, người may sẽ dùng các mảnh vải với các màu khác nhau để may lên áo. Họ thường dùng cách này để làm các đường viền nhằm làm nổi lên các hoa văn đã thêu có sẵn. Những màu được dùng chủ yếu như màu đỏ, màu xanh lam, màu xanh lá cây, và trắng. Các miếng vải được khéo léo nối với nhau qua các đường kim mũi chỉ gọn gàng uyển chuyển dưới bàn tay khéo léo của những cô gái H’Mông tạo nên những hoa văn vô cùng đẹp mắt nổi bật.
-
Kỹ thuật nhuộm chàm của người Mông Sapa
Nhuộm chàm là một bước rất quan trọng trong việc tạo nên những hoa văn sống cho vải mà người Mông thường làm. Chàm là loại cây có thể chữa sốt và giải độc, người dân H’Mông dùng lá chàm để nhuộm vải. Người Mông lấy lá chàm đem ngâm và ủ trong thùng lớn được ghép từ gỗ từ 3 ngày đến 1 tuần thì sẽ có nước chàm có màu xanh lá cây dùng để nhuộm. Sau đó trộn vôi vào để hơn 1 tiếng để giữ màu và làm đậm nước chàm, nếu chúng ta nhuộm chàm nhiều lần thì vải có thể ra màu đen.
Để có thể giữ năm này qua năm khác người Mông dùng vôi trộn với nước chàm trong 1 ngày sau đó đổ nước ra và lấy bã ở dưới. Qua năm, chỉ cần lấy bã pha với nước tro để 1,2 ngày cho lắng cặn rồi thử nước và nhuộm. Thường phải mất từ 2, 3 tháng mới có thể hoàn thành việc nhuộm cho 1 miếng vải lớn (rất tốn thời gian).
Lá chàm ngâm ra sau khi nhuộm vải sẽ có mùi khó chịu đến nỗi ngăn được côn trùng, chống đỉa, vắt khi đi làm.
Sau cùng để có được một miếng vải may quần áo bóng, đẹp thì người Mông phải nhuộm thêm một lần nữa với sáp ong. Sáp ong ngâm trong nước chàm, đến khi nước chuyển màu đen thì đem nhuộm. Người nhuộm dùng sáp ong bôi lên mặt vải, tiếp theo lăn đá cho đến khi miếng vải cứng, đen bóng. Kỹ thuật này gọi là “nhuộm chàm khô”, nó giúp cho miếng vải đẹp hơn, áo khi may lên cũng giữ dáng và giữ được lâu hơn.
Những hoa văn tạo bằng sáp ong còn cầu kì hơn, nó thường được đổ rượu lên miếng vải trước khi đem nhuộm để giữ màu thấm hơn. Trong quá trình nhuộm vải, cứ 30 phút lại lấy ra phơi khô rồi nhuộm tiếp cho đến khi được màu như ý muốn, sau đó cho nước sôi vào vải để bong sáp ong. Một sản phẩm được nhuộm chàm chất lượng là sản phẩm có màu đậm, với những đường nét rõ ràng trên vải.
Mỗi hoa văn là tâm tư tình cảm của người vẽ, người thêu trên từng đường sáp ong, trên từng mũi thêu của các cô gái người Mông. Những hoa văn đó rất giản dị đơn giản nhưng vẽ nên một bức tranh văn hóa đặc biệt của riêng người H’Mông đen Sapa nói riêng, của dân tộc Việt Nam.
Đến Sapa để khám phá thêm nhiều điều điều thú vị về vùng đất và con người nơi đây nhé!
>>>Bạn có thể đọc thêm: