Tour du Lịch Sapa Lào Cai 2021 giá rẻ trọn gói chỉ 1.490k từ Hà Nội

Đi Sapa đón Tết cổ truyền của người Mông

Những đặc sản văn hóa luôn là chủ đề thu hút rất nhiều khách đến sapa du lịch. Có rất nhiều điều kì lạ, thú vị cho bạn tha hồ khám phá tìm hiểu tại vùng đất tuyệt vời này. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về một phong tục thú vị của người Mông – Sapa, đó là Tết cổ truyền của người Mông.

        >>> Xem thêm: Du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm giá khuyến mãi

Khám phá Tết cổ truyền đặc sắc của người Mông

Tết người Mông không giống Tết Nguyên Đán, tuy ngày nay đã có những thay đổi nhưng vẫn không thể thiếu các phong tục mang đậm truyền thống người Mông. Người Mông không định ra một ngày cụ thể để đón Tết mà ăn theo mùa vụ. Theo phong tục thì Tết cổ truyền người Mông thường diễn ra trước Tết Nguyên Đán 1 tháng, đây cũng là thời điểm thu hoạch mùa màng. Ngày Tết như là ngày để mọi người trong bản nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, là dịp để con cháu thể hiện lòng tôn kính biết ơn với ông bà tổ tiên, và cầu mong cho một năm mới tốt đẹp.

Trẻ em Mông hào hứng đón Tết cổ truyền

Ở Sapa, người Mông chiếm hơn 50% dân số, tập trung nhiều nhất ở bản Cát Cát, đây là một địa điểm du lịch ở Sapa khá nổi tiếng. Những năm gần đây, để tiện cho con cháu đi học hay người thân đi làm xa, mà người Mông đã ăn Tết trùng với Tết Nguyên Đán nhưng vẫn giữ gìn những nghi lễ truyền thống và hoạt động ngày Tết theo phong tục của đồng bào người Mông.

  >>> Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp thơ mộng của thác Cát Cát Sapa

Tết của đồng bào dân tộc người Mông luôn thể hiện được một nét bản sắc riêng với những lễ hội như lễ hội Gầu Tào, hay lễ Lử – xu đón năm mới, tục thờ cúng tổ tiên, thờ ma nhà,…Ngày 30 Tết là ngày quan trọng trong lễ Tết, đây là ngày để đón tổ tiên về, các gia đình được trang trí, bày biện như cắt giấy thành hình tiền rồi dán xung quanh nhà, các công cụ lao động. Mùng Một là ngày làm lễ cúng tổ tiên, bắt đầu từ chiều mùng Một và mùng Hai mọi người sẽ đi thăm và chúc Tết họ hàng hoặc thầy cô. Mùng Ba là ngày vui nhất, sau khi làm lễ tiễn chân tổ tiên, cả bản làng lại nô nức đi chơi xuân. Nếu du khách đi đúng dịp này sẽ rất vui và thú vị vì ngoài được khám phá một Sapa đẹp mê lòng người còn được trực tiếp tham gia các trò chơi, hoạt động văn hóa cùng người dân trong bản.

Người Mông bản Cát Cát háo hức sắm đồ đón Tết cổ truyền

Tham khảo:

Những ngày chuẩn bị đón Tết

Trước Tết, nhà nhà trong bản người Mông lại nô nức nhau chuẩn bị Tết. Mỗi người có công việc riêng, ai cũng hào hứng chuẩn bị chu đáo cho ngày Tết cổ truyền. Đàn bà thì cố gắng nhanh chóng hoàn thành những bộ quần áo mới; đàn ông thì đi mua sắm đồ, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị củi cho mấy ngày Tết, làm thịt gà, thịt lợn để chuẩn bị bữa cơm gia tiên; trẻ con nô nức, tụ tập đùa nghịch nhau với vẻ mặt rạng rỡ phấn khởi vì vui mừng. Bên bếp lửa, những khoanh lạp xưởng, những miếng thịt tươi ngon được treo đầy bếp, đây là thức ăn để tiếp khách và cho gia đình những ngày Tết.

     >>> Xem thêm: Đặc sản lạp xưởng Sapa

Những khoanh lạp xưởng đỏ hồng được treo đầy bếp

Đặc biệt, rượu ngô và bánh dày là hai đặc sản không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Mông. Để có rượu chúc nhau trong dịp Tết thiêng liêng này mà người Mông thường nấu trước cả tháng trời. Rượu ngô thường được đựng trong các chum và đậy bằng lá chuối khô để giữ được mùi thơm cũng như độ ngon của rượu.

Người Mông gói bánh dày cũng như việc bánh chưng luôn xuất hiện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Kinh. Họ quan niệm rằng, bánh dày tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời chính là thứ thiêng liêng tạo ra sự sống vạn vật trên thế giới này, họ đặt bánh dày trong các mâm cúng tổ tiên và trời đất. Bánh dày được gói bằng lá chuối, bên trong có nếp nương. Để có được những mẻ bánh dày thơm ngon và dẻo, người Mông phải thay nhau giã bánh từ chiều tới tối, họ làm trong nhà rồi đi giúp nhau. Mọi thứ cứ rộn ràng, nhộn nhịp, đầm ấm, thân ái thể hiện đúng bản sắc của Tết cổ truyền.

Người Mông háo hức làm bánh dày đón Tết

Những tục lệ trong ngày Tết cổ truyền

Theo tục lệ người Mông, cứ đến Tết cổ truyền thì người đi xa đến mấy cũng về để thắp hương cúng ông bà, tổ tiên để cầu chúc cho năm mới thuận lợi, sức khỏe và gặp nhiều may mắn.

Tối 30, mỗi gia đình sẽ làm một bữa cơm để cúng ma nhà và tổ tiên. Bàn thờ được đặt giữa nhà đối diện với cửa chính. Trên bàn có 2 bát hương, 1 bát đặt gần hướng mặt trời mọc cúng ma nhà, một bát đặt phía bên mặt trời lặn cúng tổ tiên. Mâm cơm cúng ma nhà gồm 2 bát cơm, 1 con gà luộc, 5 que hương, 2 chén rượu, tiền giấy và bánh giày.

Theo tục, khi nghe tiếng gà gáy đầu tiên vào mùng Một, các gia đình sẽ dậy và đi gánh nước mới được về nấu ăn. Ngày nay, người dân không còn phải đi gánh nước xa như trước kia vì đã có những bể nước tập trung mà tục vẫn được duy trì lại càng thêm ý nghĩa. Người Mông đến sông suối gần đấy, nhà nào xuống trước và gánh được nước về thì năm đó gia đình đấy sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, phúc lộc đầy nhà hơn những gia đình nhà khác. Ngoài ra, còn tục lệ rằng lấy nước về đem cân lên nếu nước nhiều hơn năm cũ thì sẽ có nhiều lộc hơn.

Mâm cơm toàn rượu và thịt của người Mông

Vào ngày Tết, người Mông kiêng không gọi nhau vào sáng sớm mùng Một, 3 ngày Tết chỉ ăn thịt, không ăn rau và khi nấu bếp không được dùng miệng thổi, ăn cơm thì không được chan canh… Tất cả những phong tục ấy luôn được giữ gìn cho đến ngày nay.

Những phong tục này bắt nguồn từ những mong ước giản dị của đồng bào người Mông. Họ nghĩ rằng muốn làm ăn tốt thì phải dậy sớm vì vậy họ mới có tục dậy sớm gánh nước vào mùng Một; cả năm đã làm lụng vất vả nên họ phải ăn thịt để bù lại những ngày đó và họ cũng không nấu món rau nào cho mâm cúng ngày Tết; thổi bếp thì mưa bão sẽ đổ về làm hỏng mùa màng…

Tết cổ truyền – nhịp cầu của các đôi trai gái

Mùng 4 là ngày họ bắt đầu đi chơi Tết, tất cả mọi người đi tới nơi diễn ra sự kiện của bản cùng múa hát, chơi trò chơi,…Trong những ngày đầu năm mới, người Mông tại Sapa lại cùng nhau với tiếng khèn tiếng hát, những điệu múa truyền thống cùng nhau tạo nên những ngày Tết vui vẻ và rộn ràng. Họ giao tiếp với nhau bằng tiếng địa phương, mặc trang phục truyền thống người Mông. Các đôi trai gái chơi ném pao, đánh cầu,… truyền niềm vui, truyền hạnh phúc, truyền cho nhau cả ánh mắt tình nhân, dịp Tết này cũng chính là nơi để họ tìm hiểu, là nhịp cầu se duyên nên bao đôi vợ chồng người Mông. Bằng tinh thần tự hào và yêu quê hương họ luôn thể hiện được đậm nét bản sắc văn hóa đáng tự hào của đồng bào người Mông.

 >>>Xem thêm: Truyền Thuyết Quả Tình Yêu SaPa

Đôi trai gái trao nhau tiếng khèn, tiếng sáo

Ngày tết cổ truyền có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với người Mông Sapa nói riêng và đồng bào người Mông khắp cả nước nói chung. Họ mong rằng, năm cũ qua đi sẽ mang theo những điều không may và mang tới một năm mới tài lộc, gia đình an khang thịnh vượng.

Có thể bạn quan tâm:

  1. Tour du lịch khuyến mại Sapa Bắc Hà 3 ngày 4 đêm giá rẻ, hấp dẫn
  2. Tour du lịch Sapa thiên đường tình yêu 2 ngày 3 đêm

 

Exit mobile version