Với người Thái trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, thường 25 tháng chạp là phiên chợ cuối cùng trong năm, cũng là thời điểm đánh dấu kết thúc một năm làm việc vất vả. Mọi người xuống chợ mua sắm tết, sau đó là dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón Tết. Sáng ngày 27 hoặc 28, già làng hoặc Trưởng Thôn, Bản sẽ đôn đốc mọi nhà tổng vệ sinh cho cả Bản. Tối 29, dân bản bắt đầu gói bánh chưng.
Xem thêm : Khách sạn Bình Minh tại Mai Châu-điểm dừng chân lý tưởng ở Mai Châu
Người Thái tại Mai Châu thường gói hai loại bánh chưng màu đen và màu trắng. Bánh màu đen được làm từ nước tro sạch trộn với gạo nếp. Khác với người kinh bánh chưng của người Thái không có nhân thịt và đậu xanh bởi người dân nơi đây quan niệm rằng hương vị của Tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, và đó cũng là cái tinh tuý nhất của đất trời.
- Tham khảo: món quà Tết cổ truyền ý nghĩa và độc đáo nhất Việt Nam tại https://dacsanbakien.com/qua-tet-y-nghia/🎁
Sáng 30 tết, các nhà trong Bản luộc bánh chưng và thịt lợn, dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị cho bữa cơm tất niên với sự góp mặt của bà con, bạn bè, cùng ngồi quây quần bên bếp lửa để đón giao thừa theo tục “Pông Chay”. Theo tục này thì cả nhà không ai ngủ, đèn được thăm sáng cả đêm, hương nhang không được tàn. Mọi người ngồi quanh bếp nửa làm các loại bánh đón tết. Thỉnh thoảng chủ nhà lại đánh ba tiếng chiêng báo hiệu thời khắc giao thừa sắp đến.
Nếp nương là món đặc trưng của các dân tộc vùng núi phía bắc. Ở Mai Châu mùa lúa nếp chín tràn ngập sắc vàng với hương thơm mát lành vậy nên cỗ đón giao thừa nơi đây cũng không thể thiếu được các loại cơm nếp như xôi đồ, xôi cốm, xôi ngũ sắc…
Vào đúng giờ giao thừa, các loại bánh trái, xôi, cá khô… hai cơi trầu, một ấm trà xanh, rượu, tất cả được xếp vào thúng. Người vợ lấy các loại vải thổ cẩm, khăn váy, quần áo mới, vòng tay,… Những thứ đồ đó được đem đặt tại bàn thờ ma nhà. Trang phục chỉnh tề, chủ nhà kính cẩn đọc bài cúng “chào đón tổ tiên xuống tề tựu”.
Sau lễ cúng giao thừa, người dân trong Bản mang chiêng cồng ra đánh và múa hát Lăm Vông. “Lăm” là hát, hò…”Vông” là vòng. Lăm Vông là điệu múa theo vòng tròn dựa theo nhịp điệu của một bài dân ca hoặc theo nhịp của các nhạc cụ như cồng, chiêng… Ngoài ra, người Thái ở Mai Châu thường có phong tục gọi hồn.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch tự túc tại Mai Châu
Một phong tục quan trọng của người Thái trong sáng ngày mùng 1 đầu năm, đó là tục đi lấy nước suối về. Người Thái quan niệm nước là điều may mắn, đem lại sự sống, sự tốt tươi. Tất cả mọi người đều đi lấy nước nếu trong khi đi lấy nước mà nhặt được đồ thì họ cho là may mắn và vui mừng mang về nhà.
Người dân tộc Thái tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ bắt đầu diễn ra từ ngày mùng 1 Tết cho tới mùng 10. Các trò chơi rất náo nhiệt như đi cà kheo, khắc luống, đánh trống, cồng chiêng và hát múa lăm vông…
Tham khảo: Ẩm thực đặc biệt của SaPa với những món ăn ngon đem lại hương vị đáng nhớ cho chuyến du lịch Tây Bắc.