Kinh nghiệm cần biết khi chinh phục đỉnh Fansipan

Với độ cao 3.132 m, Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, cao nhất 3 nước Đông Dương và được mệnh danh làNóc nhà Đông Dương”. Theo tiếng địa phương, ý nghĩa của cái tên Fansipan đúng với sự hùng vĩ của đỉnh núi là phiến đá khổng lồ chênh vênh”.

Con đường để chinh phục Fansipan quả thực không hề dễ dàng do địa hình, thời tiết, và nhiều yếu tố khác tác động… Tuy nhiên, chính những khó khăn này lại là sức hút mãnh liệt để thu hút hàng ngàn nhà leo núi thích du lịch sapa phansipang, thích trải nghiệm tới đây mỗi năm.

Để giúp du khách vừa có được những trải nghiệm tuyệt vời cũng như tránh được những rủi ro, sau đây là một số những kinh nghiệm đã được tổng hợp từ rất nhiều những nhà leo núi, cụ thể là đỉnh Fansipan.

>>>Xem thêm: tour du lịch khám phá đỉnh phansipan

 

Đỉnh Fansipan
Đỉnh Fansipan

Kinh nghiệm về việc chuẩn bị trước khi chinh phục đỉnh Fansipan

Chuẩn bị về thời tiết

Do địa hình cao nên ở đây nhiệt độ thường thấp và hay có mưa, sương mù. Điều này khiến các cuộc leo núi khó khăn hơn bao giờ hết bởi trời mưa khiến đường trơn, khó di chuyển và sương mù cũng khiến che khuất tầm nhìn. Khách du lịch nên xem trước dự báo thời tiết riêng của khu vực Tây Bắc để lựa chọn thời điểm tốt nhất. Lựa chọn leo núi tốt nhất từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 âm lịch năm sau.

Chuẩn bị về sức khỏe

So với các đỉnh núi bình thường thì Fansipan có độ cao hơn hẳn. Vì thế để có thể hoàn toàn chinh phục đỉnh Fansipan thì người leo núi phải chuẩn bị một sức khỏe thật tốt. Cần luyện tập thể lực liên tục trước ít nhất 3 – 5 ngày như đi bộ, chạy bộ, tập yoga… nhất là làm khỏe đôi chân.

Cần cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin C, ngủ đủ giấc và hạn chế uống rượu bia trước thời gian leo núi. Những người bị bệnh tim, bệnh tim mạch, có thai không nên leo núi.

Số lượng người tham gia

Nhóm người leo núi hỗ trợ cho nhau
Nhóm người leo núi hỗ trợ cho nhau

Nên đi thành nhóm (nên đi từ 5 người trở lên) để tạo sự vui vẻ để tạo bầu không khí tích cực, tạo động lực cho nhau cũng như có thể giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau trong quá trình leo núi.

Dù bạn đi một mình hay đi theo nhóm thì vẫn nên thuê một người porter để ngoài hướng dẫn địa hình (thường là thuê dân bản địa) bởi vì bạn sẽ rất dễ bị lạc và gặp nguy hiểm ngoài ra họ còn có thể giúp bạn xách đồ.

Lưu ý: Trong quá trình leo núi, các thành viên trong nhóm đi phải đoàn kết và tuân thủ theo quy tắc của nhóm, và phải hết sức giúp đỡ nhau bởi quãng đường chinh phục thực sự khó khăn.

Những đồ dùng cần mang theo.

  1. Đồ ăn

Bạn nên chuẩn bị đồ ăn đơn giản nhưng giàu chất dinh dưỡng. Có thể chuẩn bị  trứng gà, các đồ mì hộp, bánh mì, các loại đồ ăn mà không phải chế biến cầu kì mà tốt nhất là ăn chín uống sôi và đồ uống, hoa quả như cam, quýt, xoài…

Mang theo giấy ăn, dao để gọt hoa quả.

Ngoài ra, 1 người cần 3 – 4 chai nước lọc, trong quá trình không nên uống nhiều một lúc sẽ làm đầy bụng khó di chuyển, bạn nên uống nhiều lần, mỗi lần 1 ít.

  1. Những vật dụng y tế

Nên mang theo một số loại thuốc tiêu chảy, thuốc cảm cúm, dầu gió, cồn y tế, bông, băng gạc, miến dán Salonpass đủ cho số lượng người trong nhóm.

Có thể mang theo kem chống nắng, kem chống côn trùng như muỗi,…

Một số kẹo mang hàm lượng dinh dưỡng cao như Socola, kẹo béo tăng lực, chè sâm cao nóng,…

  1. Trang phục

    Đồ dùng cần thiết khi chinh phục Fansipan
    Đồ dùng cần thiết khi chinh phục Fansipan
  • Quần áo

Nên mang ít đồ, gọn nhẹ, mềm mại để dễ vận động. Không mặc quần bó, chật, cạp trễ, quá ngắn hoặc quá dài; bạn nên mặc loại áo giữ nhiệt gọn nhẹ ở bên trong. Ngoài ra, nên mang theo 1 bộ quần áo chống thấm nước để phòng khi gặp mưa.

  • Giầy

Nên chọn loại giầy nhẹ, đế giầy có khả năng bám với mặt đất tốt, đế giày thoáng khí, cao qua mắt cổ chân để tránh trầy xước, không thấm nước và tốt nhất là nên chọn loại giầy chuyên dụng cho leo núi càng tốt như giày trekking.

Giày leo núi
Giày leo núi
  • Bọc cổ chân, gối

Loại bọc này sẽ cố định dây chằng, cơ, gân giúp tránh bong gân, giãn cơ trong quá trình leo núi. Tuy nhiên, việc ép chặt vào chân quá lâu có thể gây ra kích ứng da. Nếu bọc quá chặt khiến việc lưu thông máu gặp khó khăn. Vì vậy, cần lựa chọn loại bọc chân cho phù hợp và vừa vặn với chân mình.

  • Găng tay

Nên dùng những găng tay cao su có gai, mỏng mềm dễ vận động để bạn có thể sử dụng điện thoại, máy ảnh, chụp ảnh,…

  • Mũ đội đầu

 Đi từ 2.500m trở lên thì gió đã tương đối mạnh, bạn nên mang theo mũ trùm đầu, nếu loại khác thì nên chọn loại có quai để giữ mũ như mũ tai bèo chẳng hạn.

  • Balo

  Vì quãng đường khá dài nên người leo núi nên chọn balo tầm 5–8 kg để tiện cho việc leo núi. Nên chọn loại balo có dây buộc ngang lưng, phần tiếp giáp với lưng có lỗ thoáng khí để tiện di chuyển.

  1. Vật dụng cá nhân

  • Gậy leo núi 

Bạn nên chuẩn bị một cây gậy leo núi cho tiện quá trình duy chuyển. Có rất nhiều loại gậy leo núi khác nhau, bạn có thể mua khi đến Sapa. Ngoài ra, còn có gậy bằng cây trúc già, loại này bạn có thể nhờ poster chặt trên đường đi.

  • Khăn

 Bạn nên mang theo khăn quàng cổ để tránh rét. Ngoài ra, nhớ mang theo khăn mặt và kem đánh răng, đồ dùng cá nhân cần thiết.

  • Đèn pin

Để dùng khi đi vệ sinh hay trường hợp cấp cứu vào ban đêm mỗi người nên chọn loại đèn pin cá nhân có khả năng tích điện tốt tầm 8-10 tiếng, đi theo đoàn thì nên có loại đèn công suất cao, có thể mang theo nến.

  • Máy ảnh

 Không nên mang theo những máy lớn cồng kềnh. Trong quá trình leo núi, có thể sẽ đụng phải cây cối rậm rạp, đá nên đeo máy ảnh đằng trước ngực.

Ngoài ra nên mang theo một túi nilon đựng máy ảnh hoặc điện thoại phòng khi trời mưa.

  • Chuẩn bị lều ngủ, chăn
Cảnh lều trại của người leo núi
Cảnh lều trại của người leo núi Fansipan Sapa

Nếu đi Sapa 2 ngày thông thường nên ngủ ở độ cao 2.800m, nhiệt độ lúc này vào khoảng 10-15oC vào mùa hè và 1-5oC vào mùa đông.

Nếu đi  Sapa 3 ngày 2 đêm nên ngủ ở độ cao 2.200m cả lúc đi và về, nhiệt độ ở đây vào khoảng 8-10 oC vào mùa hè và 12-15oC vào mùa đông.

Vì mỗi địa điểm chỉ đủ 15-20 người ngủ, vì vậy bạn nên mang theo lều (tùy theo số lượng sẽ mang theo những loại khác nhau. Nên có một tấm lót mỏng, một túi ngủ hoặc đệm hơi để trong lều để đỡ bị đau đầu.

  1. Liên lạc 

Khách đi du lịch Sapa, đặc biệt là khi chinh phục đỉnh Fansipan nên chuẩn bị bản đồ, la bàn để phòng khi bị lạc không liên lạc được bằng điện thoại hoặc các thiết bị khác.

Bạn có thể sử dụng Điện thoại di động tuy nhiên vẫn có những nơi không có sóng. Vì thế bạn nên tìm cách liên lạc riêng như mặc áo đồng phục nhóm, hay đội mũ nhóm hoặc bằng một cách nào khác.

Nếu là đi đoàn đông thì bạn nên lựa chọn và đi theo nhóm của mình, ngoài ra có thể chuẩn bị thêm ống nhòm, còi, bộ đàm, đánh dấu đường…

Kinh nghiệm về kỹ năng leo núi

Khi lên dốc thường rất mệt vì thế bạn phải giữ cho nhịp thở điều hòa, nên nghỉ tạm thời từ 5-10 phút sau khi thấy mình thở gấp vì quá sức. Tuy nhiên, không nghỉ lâu để tránh lười, nhụt chí. Và nếu không thể đi tiếp nữa thì nên quay lại chỗ ở ban đầu.

Luôn cầm theo gậy, khi leo có thể bám vào gốc, cành cây ven đường, dẫm vào đá nhưng phải xem xét thật kỹ vật bám thực sự bền và an toàn hay không.

Khi leo dốc đứng, hãy leo hình chữ Z, khi xuống dốc cần đi chậm, đi nhanh rất dễ bị vấp hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định. Có thể quay người đối diện với vách núi, sử dụng luôn hai tay bám để leo xuống nếu núi khá đứng.

Trường hợp nếu bạn đi lạc thì bạn cần tuân thủ những quy tắc sau:

Bạn phải thật bình tĩnh.

Trong trường hợp này, nếu bạn hoảng loạn bạn sẽ gặp nguy hiểm.

Bạn hãy sử dụng quy tắc “STOP”

  •  S: Sitdown – ngồi xuống
  •   T: Think – suy nghĩ
  •  O: Observe – quan sát xung quanh
  •  P: Prepare for survival by gathering materials – chuẩn bị dụng cụ sinh tồn.
Bình tĩnh để tìm đường
Bình tĩnh để tìm đường

Tiếp theo sử dụng la bàn để xác định hướng . Bạn có thể leo lên cây để tìm nhà, ruộng hay khói, vào ban đêm thì tìm theo ánh lửa, ánh điện. Quan trọng hơn, khi thiếu nước và đi tìm nguồn nước bạn hãy tìm trong các dọc nứt của đá

Do đó, khi lạc, ta cần chủ động tìm nguồn nước. Hãy thử tìm dọc đường nứt của đá, lấy sương bằng vải và hút dần. bạn phải tránh xa các thung lũng sâu. Ở đây có nước nhưng đây là nơi có rất nhiều những côn trùng, rắt rết thú dữ cư trú, rất nguy hiểm.

Một số lưu ý khác

Trong quá trình leo núi, bạn không nên xả rác ra môi trường, nhất là môi trường du lịch. Tại các điểm dừng chân thì đều có thùng rác, bạn có thể xả rác tại đấy. Ngoài ra, không tự ý khắc tên lên cây hay chặt cây, đột lửa trại nhất là vào mùa khô.

Ngoài ra, đầu năm 2016, cáp treo Fansipan đã đi vào hoạt động để giúp cho khách du lịch có thể hoàn toàn trải nghiệm được sự hung vĩ của Fansipan. Nếu việc leo núi tốn 2 ngày thì nay việc chinh phục nóc nhà Đông Dương chỉ mất 20 phút. Bạn có thể lựa chọn nên đi cáp hay trải nghiệm khám phá.

 

Nhóm đồng đội chinh phục thành công Nóc nhà Đông Dươgn
Nhóm đồng đội chinh phục thành công Nóc nhà Đông Dương

Chúc các bạn có một mùa chinh phục khám phá Nóc nhà Đông Dương – đỉnh Fansipan đầy ý nghĩa.

 Có thể bạn quan tâm: 

 

 

 

 

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá)
Loading...